Tin tức
Lịch sử ra đời công nghệ in Flexo
Nội dung chính
Trên thế giới, Công nghệ in Flexo đã ra đời từ những năm 40-50 của thế kỷ 20. Cho đến năm 1995-2000, công nghệ in Flexo đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành một phương pháp in mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt trong lĩnh vực in bao bì.
Tên gọi aniline xuất hiện ở Mỹ Vào những năm 1920, vào thời điểm đó thuốc nhuộm aniline được sử dụng làm mực in. Thuốc nhuộm này được điều chế từ than đá, độc hại đối với sức khoẻ con người. Do vậy, Bộ thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã cấm sử dụng để in bao bì dược phẩm và thực phẩm.
Sau đó các nhà hoá học đã nghiên cứu và đã tổng hợp ra các chất màu mới, được coi là an toàn đối với sức khoẻ của con người. Mặc dù đã sử dụng mực in mới nhưng tên gọi aniline vẫn được giữ nguyên. Vì thế phương pháp in này không tránh khỏi định kiến của người tiêu dùng.
Tháng 4-1951, Franklin Moss đã đưa ra lời kêu gọi đổi tên cho phương pháp in aniline. Không lâu sau, lời kêu gọi này đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía các nhà in và đã có rất nhiều tên gọi mới được đưa ra. Có thể kể tới ba cái tên gây nên sự chú ý nhiều nhất: “Permatone Process“; “Rotopake Process“; “Flexographic Process“. Sau nhiều lần tranh luận, cuối cùng vào tháng 11 - 1952, tên gọi Flexo chính thức được công nhận và thay thế cho thuật ngữ aniline.
Tới năm 1909, Mathews lần đầu tiên sản xuất bản in bằng cao su lưu hoá để in bìa các tông. Trước đó, các tông chỉ được in bằng bản in khắc gỗ hay bản kim loại.
Tới thập kỷ 30, các nhà hóa học đã chú ý nhiều hơn tới cao su tổng hợp, chúng có nhiều ưu điểm hơn so với cao su tự nhiên. Năm 1939, các nhà hoá học Đức đã chế tạo được cao su tổng hợp nhân tạo đầu tiên đó là cao su Buna. Quá trình phát triển của bản in Flexo sau đó bị chững lại do chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng tới thập kỷ 60, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ, photopolyme đã được tổng hợp và thay thế dần bản cao su. Bởi vì bản photopolyme có nhiều ưu điểm hơn so với bản cao su như thời gian chế bản in nhanh hơn, khả năng nhận và truyền mực in tốt hơn, bền nhiệt và bền với nhiều loại dung môi hữu cơ
Năm 1980, Baron, Bibby và Sons ở liverpool đã thiết kế máy in có dạng giống với máy in kiểu vệ tinh (Central impression - Máy in có trục ép in trung tâm). Ngày nay, các cụm ép in được bố trí xung quanh một trục lớn. Vào thời điểm đó, mực in là những chất màu có thể hoà tan trong nước, nên khi sản phẩm in tiếp xúc với nước thì mực in sẽ bị hoà tan.
Trong khoảng thời gian từ năm 1920 - 1935, các nhà In thường tự thiết kế máy in cho phù hợp với đặc thù sản phẩm của mình. Đa số vẫn dựa vào thiết kế dạng Stack.
Sự ra đời của các vật liệu in mới như màng mỏng polyetylen, etylen... đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự thay đổi cấu trúc của máy in. Máy in cần phải có thêm các bộ phận ổn định sức căng, các bộ phận nhả cuộn vật liệu và cuốn cuộn thành phẩm phải hoạt động chính xác hơn, các bộ phận dẫn hướng và kiểm soát lề băng vật liệu chính xác hơn và tinh vi hơn, bộ phận sấy khô cũng cần thiết phải được cải tiến... Để có thể in được trên tất cả các loại vật liệu có khả năng thấm hút hay không có khả năng thấm hút và các loại màng mỏng, hay các loại màng mà bề mặt của nó được phủ kim loại.
Đến những năm 80, cấu trúc máy dạng xếp chồng vẫn được sử dụng nhưng số lượng đã giảm nhiều, thay và đó là dạng vệ tinh (CI-Central impression) và dạng tuyến thẳng (in-line). Hiện nay máy in Flexo khổ nhỏ dạng in line đang được sử dụng ở nhiều nhà máy in.
Nguồn sưu tầm
1. Lịch sử ra đời công nghệ in Flexo.
Tên gọi aniline xuất hiện ở Mỹ Vào những năm 1920, vào thời điểm đó thuốc nhuộm aniline được sử dụng làm mực in. Thuốc nhuộm này được điều chế từ than đá, độc hại đối với sức khoẻ con người. Do vậy, Bộ thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã cấm sử dụng để in bao bì dược phẩm và thực phẩm.
Sau đó các nhà hoá học đã nghiên cứu và đã tổng hợp ra các chất màu mới, được coi là an toàn đối với sức khoẻ của con người. Mặc dù đã sử dụng mực in mới nhưng tên gọi aniline vẫn được giữ nguyên. Vì thế phương pháp in này không tránh khỏi định kiến của người tiêu dùng.
Tháng 4-1951, Franklin Moss đã đưa ra lời kêu gọi đổi tên cho phương pháp in aniline. Không lâu sau, lời kêu gọi này đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía các nhà in và đã có rất nhiều tên gọi mới được đưa ra. Có thể kể tới ba cái tên gây nên sự chú ý nhiều nhất: “Permatone Process“; “Rotopake Process“; “Flexographic Process“. Sau nhiều lần tranh luận, cuối cùng vào tháng 11 - 1952, tên gọi Flexo chính thức được công nhận và thay thế cho thuật ngữ aniline.
2. Sự phát triển của bản in flexo.
Cao su tự nhiên được biết tới khá sớm từ thế kỷ thứ 18, tuy nhiên vật liệu này không được sử dụng phổ biến do nó có những đặc tính đặc biệt của nó. Cao su tự nhiên bị chảy nhiệt độ khoảng 400C và nó trở nên giòn ở 50C. Mãi tới năm 1839, Charles Goodyear mới tình cờ phát hiện ra phương pháp làm tăng độ bền cho cao su nhờ nấu chảy với lưu huỳnh (quá trình lưu hoá cao su). Loại cao mới này được đặt tên là cao su lưu hoá.Tới năm 1909, Mathews lần đầu tiên sản xuất bản in bằng cao su lưu hoá để in bìa các tông. Trước đó, các tông chỉ được in bằng bản in khắc gỗ hay bản kim loại.
Tới thập kỷ 30, các nhà hóa học đã chú ý nhiều hơn tới cao su tổng hợp, chúng có nhiều ưu điểm hơn so với cao su tự nhiên. Năm 1939, các nhà hoá học Đức đã chế tạo được cao su tổng hợp nhân tạo đầu tiên đó là cao su Buna. Quá trình phát triển của bản in Flexo sau đó bị chững lại do chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng tới thập kỷ 60, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ, photopolyme đã được tổng hợp và thay thế dần bản cao su. Bởi vì bản photopolyme có nhiều ưu điểm hơn so với bản cao su như thời gian chế bản in nhanh hơn, khả năng nhận và truyền mực in tốt hơn, bền nhiệt và bền với nhiều loại dung môi hữu cơ
3.Sự phát triển của máy in flexo.
Năm 1980, Baron, Bibby và Sons ở liverpool đã thiết kế máy in có dạng giống với máy in kiểu vệ tinh (Central impression - Máy in có trục ép in trung tâm). Ngày nay, các cụm ép in được bố trí xung quanh một trục lớn. Vào thời điểm đó, mực in là những chất màu có thể hoà tan trong nước, nên khi sản phẩm in tiếp xúc với nước thì mực in sẽ bị hoà tan.
Trong khoảng thời gian từ năm 1920 - 1935, các nhà In thường tự thiết kế máy in cho phù hợp với đặc thù sản phẩm của mình. Đa số vẫn dựa vào thiết kế dạng Stack.
Sự ra đời của các vật liệu in mới như màng mỏng polyetylen, etylen... đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự thay đổi cấu trúc của máy in. Máy in cần phải có thêm các bộ phận ổn định sức căng, các bộ phận nhả cuộn vật liệu và cuốn cuộn thành phẩm phải hoạt động chính xác hơn, các bộ phận dẫn hướng và kiểm soát lề băng vật liệu chính xác hơn và tinh vi hơn, bộ phận sấy khô cũng cần thiết phải được cải tiến... Để có thể in được trên tất cả các loại vật liệu có khả năng thấm hút hay không có khả năng thấm hút và các loại màng mỏng, hay các loại màng mà bề mặt của nó được phủ kim loại.
Đến những năm 80, cấu trúc máy dạng xếp chồng vẫn được sử dụng nhưng số lượng đã giảm nhiều, thay và đó là dạng vệ tinh (CI-Central impression) và dạng tuyến thẳng (in-line). Hiện nay máy in Flexo khổ nhỏ dạng in line đang được sử dụng ở nhiều nhà máy in.
Nguồn sưu tầm